Theo phong tục miền Bắc thì mâm ngũ quả thường có các loại: Chuối, bưởi, quýt, hồng, đào… Và có thể thay quả bưởi bằng quả phật thủ, tùy vào sở thích của từng gia đình. Đặc biệt là không thể thiếu nải chuối xanh đặt chính giữa, và đặt xen kẽ các loại quả như hồng, ớt, quýt, đào, hoặc nho… lên trên. Mỗi màu sắc của từng loại quả sẽ tương ứng với năm ngũ hành.
Ý nghĩa và cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết ở 3 miền.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả là gì? Và cách trang trí mâm ngũ quả ở 3 miền nước ta như thế nào? Đó chắc chắn là câu hỏi chung của những người đang tò mò muốn biết và tìm hiểu thêm khi dịp Tết nguyên đán đang cận kề. Hiểu được mong muốn đó bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những điều rất thú vị xoay quanh mâm ngũ quả ngày Tết nhé!
Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Ngũ quả mang 2 yếu tố là Ngũ và Quả. Cả hai yếu tố đều đều thể hiện những quan niệm, triết lý về văn hóa đối với người Á Đông nói chung và với người Việt nói riêng.
Ý nghĩa của từ “Ngũ”
Ngũ có nghĩa là con số 5 là con số biểu tượng của sự sống. Ở vũ trụ thì có ngũ hành, còn trong sản xuất có ngũ cốc và ngũ quả,…Đồng thời, những con số lẻ thường tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và luôn phát triển liên tục.
Khi trang trí mâm ngũ quả thường tuân theo quy luật ngũ hành của vũ trụ, gồm có Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ. Ở mỗi hành là những màu sắc với những ý nghĩa biểu trưng riêng. Vì vậy sự tổng hợp đầy đủ ngũ hành trên một mâm ngũ quả là sự tổng hòa của mọi yếu tố ở trong vũ trụ và thể hiện được bao quát tất cả ý nguyện của con người.
Ý nghĩa của từ “Quả”
Từ “Quả” gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp của người dân Việt Nam.
Hình ảnh của một lớp vỏ bao bọc toàn bộ các hạt bên trong, giúp ta liên tưởng đến như hình ảnh vũ trụ bao bọc lấy toàn bộ vì sao. Do đó, mâm ngũ quả sẽ mang ý nghĩa của sự trường tồn, sinh sôi. Mỗi quả được lựa chọn trang trí mâm ngũ quả sẽ mang ý nghĩa khác nhau.
Một số lưu ý khi trang trí mâm ngũ quả ngày Tết
Có nhiều người vẫn hay mua trái cây sớm để trang trí mâm ngũ quả ngày tết, nhưng khi mua phải những quả chín thì sẽ rất nhanh hỏng. Đặc biệt mâm ngũ quả sẽ được được để sau 30 Tết vài ngày nữa. Nên tốt nhất không nên mua và bày mâm ngũ quả quá sớm, và nên lựa chọn những quả già, chưa chín quá, để trái cây sẽ lâu hỏng.
Khi mua trái cây về tốt nhất bạn nên dùng giấy lau sạch là được, vì khi bạn đem rửa nếu quả còn nước sẽ làm quả sớm bị thối và héo ở những chỗ còn đọng nước.
Cách trang trí mâm ngũ quả ở 3 vùng miền
Gọi là mâm “ngũ quả” nhưng bạn có thể bày trí đến 6 – 7 loại quả. Theo quan niệm mâm ngũ quả nếu càng đủ đầy thì sẽ càng thể hiện được nhiều mong muốn một năm mới đủ đầy, sung túc và trọn vẹn, nó còn thể hiện lòng biết ơn, thành kính, để dâng lên tổ tiên, ông bà.
Cách trang trí mâm ngũ quả ở miền Bắc
Cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết miền Nam
Người miền Nam thường có quan niệm mong muốn: “Cầu sung vừa đủ xài”. Sẽ bao gồm quả mãng cầu xiêm, sung, đu đủ xanh, quả dừa và xoài. Và trái hẳn với người miền Bắc và miền Trung, miền Nam sẽ không bố trí theo quan niệm ngũ hành.
Đặc biệt không bao giờ chọn chuối để dâng lên cúng. Bởi họ cho rằng chuối được phát âm gần giống từ “chúi” nghĩa là khó khăn, trắc trở. Quả cam cũng không được bày trí vì họ quan niệm “quýt làm cam chịu”
Kết luận
Nhìn chung, cách trang trí mâm ngũ quả ở thời thời nay đã khá phóng khoáng và hiện đại hơn, tùy thuộc vào quan niệm, thẩm mỹ và điều kiện kinh tế của từng gia đình. Nhưng nếu hiểu đúng ý nghĩa thì chúng ta sẽ có ý thức sắp xếp tốt hơn. Quan trọng trên hết nhất vẫn là tấm lòng thành kính, trang trí mâm ngũ quả thật đẹp, đón một năm mới rực rỡ, suôn sẻ và đón nhiều may mắn, tài lộc.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi, và đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé!
Liên hệ chúng tôi tại
Email: [email protected]
Website: Salemagiamgia
Facebook: Sale mã giảm giá