Cua luộc đúng chuẩn ngon, không tanh và không gãy càng

Cua luộc hay hấp là món ăn được nhiều người yêu thích, nhờ vào sự ngọt ở trong thịt cua và hương thơm, màu sắc bắt mắt của nó với sự bổ dưỡng đã nói lên tất cả.

Đây là món ăn rất quen thuộc nhưng việc luộc cua biển ngon, không tanh, hấp dẫn, không gãy càng, cũng cần nhiều bí quyết. Vậy cách luộc cua biển như thế nào là đúng cách? Sau đây là bài viết Kiwixanh chia sẻ về cách luộc cua mọi người cùng tham khảo nhé!

Lý do khiến cua luộc bị tanh hoặc gãy càng?

Những lý do khiến cho việc luộc cua biển bị tanh là do chỉ luộc cua với nước trắng. Khi luộc bạn cần cho thêm các nguyên liệu như sả và gừng để khử mùi tanh trong cua. Dùng các nguyên liệu gừng, sả sắp dưới đáy nồi rồi đặt cua lên trên, đổ nước vào luộc thì sẽ giảm được vị tanh của cua biển.

Cua luộc  bị gãy càng là do khi luộc thì cua giãy giụa khi luộc, hãy làm cho cua “ra đi thanh thản” trước khi luộc bằng cách sơ chế tác động vào tim cua, mà Vua Cua sẽ hướng dẫn ở phần sơ chế cua nhé!

Cua luộc là cả một quá trình từ việc sơ chế, chọn cua đến cách luộc. Hãy học hỏi những bí quyết sau để làm nên một nồi cua đậm vị cho gia đình bạn nhé.

cua luoc

Lý do khiến cua luộc bị tanh hoặc gãy càng

4 bước luộc cua biển ngon, không gãy chân

cua luoc

Luộc cua

Nguyên liệu:

  • Cua biển còn sống: 4 – 5 con (tùy vào số lượng người ăn)
  • Gia vị: sả. đường, muối, chanh, ớt, hạt nêm, tiêu.
  • Dụng cụ:  nồi luộc, dao nhọn, bàn chải nhỏ.

Các bước thực hiện

cua luoc

Các bước luộc cua

Bước 1: Sơ chế, làm sạch cua

Cua biển mua về thì bạn nên làm chết cua để dễ dàng cho việc vệ sinh cua và càng cua, chân cua không bị rụng trong quá trình luộc. bằng cách “cắt tiết” cua, bước làm này sẽ giúp cho việc làm vệ sinh không bị kẹp vào tay. Bạn lấy mũi nhọn dao đâm nhẹ vào đầu tam giác của phần yến cua và giữ nguyên khoảng chừng 1 phút cho đến khi cua chết hẳn.Làm sạch cua bằng cách lấy bàn chải chà kỹ vào phần yếm, mai và càng cua để loại bỏ làm sạch vết bẩn bám trong cua rồi rửa lại bằng nước sạch.

Bước 2: Luộc cua

 Gọt và rửa sạch gừng và thái sợi hoặc lát. Sả, bóc lớp vỏ ngoài rửa sạch và cắt từng khúc, đập dập để khi luộc sả sẽ thấm vào cua giúp khử mùi tanh.

+ Bỏ gừng và sả xuống đáy nồi, sau đó xếp cua lên trên. Tiếp theo, là đổ nước sấp mặt cua và thêm các gia vị như ít muối, hạt nêm, tiêu và các gia vị cần thiết, tiến hành luộc cua với lửa vừa.

+ Khi vỏ cua chuyển sang màu đỏ là cua đã chín, tầm 5 đến 7 phút. Không nên luộc quá lâu bởi vì thịt trong cua sẽ mất ngọt và dễ bị rụng càng cua.

Lưu ý là không nên luộc sơ cua vì có thể dẫn đến cua bị tai sống và gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bước 3: Làm nước chấm

Ớt băm nhỏ hoặc thái lát mỏng, Chanh vắt lấy nước chanh để riêng. Chuẩn bị một bát nhỏ cho vào 1 muỗng cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, khuấy đều và nêm nếm lại sao cho hợp khẩu vị gia đình bạn là đã hoàn thành.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Cua chín đem ra dĩa, dùng kẹp để tách, gỡ thịt cua cùng với nước sốt chấm muối ớt chanh đã chuẩn bị hoặc ăn kèm với rau thơm, rau răm. Nên ăn cua vừa luộc xong khi còn nóng để cảm nhận trọn vị tươi ngon của thịt cua.

Mẹo chọn cua biển ngon

cua luoc

Luộc cua

Cua biển có hai loại phổ biến đó là cua thịt và cua gạch tùy theo yêu cầu chế biến món ăn hay sở thích mà bạn có thể lựa chọn được loại cua cho phù hợp.

  • Chọn những con cua biển có lớp vỏ ngoài màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy yếm to, rắn chắc là chứng tỏ cua có nhiều thịt.
  • Không chọn những con cua nhỏ, gầy mai hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm là loại này cua thường xốp, mọng nước,  ít thịt, không ngon.
  • Cua còn tươi chân và càng khỏe mạnh, yếm vẫn còn bám chắc vào thân, linh hoạt, gai mai cua và gai trên càng vẫn còn sắc nguyên.
  • Nếu muốn ăn cua có nhiều gạch thì nên chọn cua cái, bạn muốn ăn cua nhiều thịt nên chọn cua đực.

Lưu ý khi ăn cua biển

  • Nên chọn cua còn tươi sống không nên chọn cua chết hoặc sắp chết khiến người ăn vào đau bụng, dễ buồn nôn, đi ngoài. Bạn cũng cần hấp hoặc luộc cua chín kỹ trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
  • Cua sau khi chế biến ăn không hết nên bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, khi nào ăn phải nấu lại.
  • Phần ruột, dạ dày, tim và mang cua nên bỏ đi. Nên ăn phần gạch cua và thịt.
  • Thịt cua có tính hàn vì vậy không nên ăn quá nhiều cua luộc có thể dẫn đến đầy bụng, lạnh bụng và đi ngoài.
  • Trong lúc ăn và sau khi ăn không nên uống trà vì trong nước trà có thể làm loãng axit trong dạ dày, không có lợi cho đường tiêu hóa khi hấp thụ các chất dinh dưỡng

Trường hợp không nên ăn cua

  • Người bị sốt, cảm lạnh, đau dạ dày hoặc người bị tiêu chảy không nên ăn cua luộc để tránh tình trạng làm bệnh nặng.
  • Người mắc bệnh, mãn tính, viêm dạ dày, loét tá tràng, sỏi mật, viêm túi mật và viêm gan cũng nên hạn chế ăn cua.
  • Cua chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch vành, , xơ cứng động mạch và bệnh mỡ trong máu cao.
  • Người có thể chất quá mẫn cảm,  tỳ vị hư cũng không nên ăn cua biển.

Xem thêm:

Lời kết

Hi vọng qua bài viết trên với các bí quyết và gợi ý bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kinh nghiệm cho mình để có thể tự lựa chọn cua biển tươi, cách luộc cua chuẩn ngon, không tanh, không gãy càng. Chúc bạn có thể thành công với cách luộc cua mà đã chia sẻ ở trên đây!

Chúng tôi rất vui khi nhận được những suy nghĩ của bạn!

Để lại bình luận của bạn

Kiwi Xanh Review
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0